Mô tả
Lean Six Sigma Master Black Belt Certification (MBB) – CHỨNG NHẬN BẬC THẦY ĐAI ĐEN LEAN SIX SIGMA MBB
TUYỂN CHỌN ỨNG VIÊN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH MBB:
Lưu ý: Đây là chứng nhận cấp độ nâng cao. Đẳng cấp Lean Six Sigma Master Black Belt (MBB) do Hội đồng Chứng nhận Lean Six Sigma HỌC VIỆN LÃNH ĐẠO TẬP ĐOÀN AAA & CiCC cấp. Hội đồng chứng nhận MBB bao gồi:
- MBB1. Phạm Thanh Diệu – Trưởng hội đồng chứng nhận thuộc CiCC
- MBB2. Người Tập Đoàn do Công ty Mẹ đề cử
- Người Tập Đoàn do Công ty Mẹ đề cử hoặc HỌC VIỆN LÃNH ĐẠO TẬP ĐOÀN AAA tại Việt Nam đề cử
- Chủ quản bộ phận Đào tạo và Huấn luyện HỌC VIỆN LÃNH ĐẠO TẬP ĐOÀN AAA Vietnam
- Một đại diện là Lãnh đạo Tập đoàn hoặc Lãnh đạo HỌC VIỆN LÃNH ĐẠO TẬP ĐOÀN AAA tại Vietnam
Và yêu cầu BAN ĐẦU đối với ứng viên tham gia Chương trình MBB phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có kinh nghiệm làm việc tại TẬP ĐOÀN AAA ít nhất là 05 năm trở lên
- Đã có chứng nhận Black Belt ít nhất là 02 năm trở lên
- Đã có kinh nghiệm hoàn thành 05 Dự án Six Sigma:
- 03 Dự án đẳng cấp Green Belt và 02 Dự án đẳng cấp Black Belt
- Hoặc cả 05 dự án đẳng cấp Black Belt
- Đã có MBB nội bộ hoặc các tổ chức bên ngoài khác.
Quá trình Xem xét và Phên duyệt ứng viên tham gia Chương trình MBB như sau:
Bước 1: Hoàn thành Đơn đăng ký tham gia và cung cấp bằng chứng.
- Ứng viên hội đủ điều kiên BAN ĐẦU hoàn thành đơn đăng ký (có xác nhận của Lãnh đạo tập đoàn trong pham vi quản lý của họ) đính kèm với các bằng chứng xác thực theo như các tiêu chí đã yêu cầu. Tất cả hồ sơ phù hợp được gửi về cho Ban Quản Lý Đào Tạo và Trưởng MBB. Phạm Thanh Diệu. (Biểu mẫu Đăng ký Chương trình MBB)
Ghi chú: Trong một số trường hợp nhất định, hội đồng đánh giá MBB có thể yêu cầu thêm bằng chứng từ các ứng viên để hỗ trợ đơn đăng ký của họ và đặc biệt, khi các tiêu chí yêu cầu của họ có thể bị thấp hơn một chút so với chuẩn. Mục đích chính của việc đưa ra yêu cầu cung cấp bằng chứng là cung cấp cho các ứng cử viên thêm một cơ hội để gửi một bằng chứng khác tương đương. Yêu cầu cung cấp thêm bằng chứng sẽ tùy thuộc vào quyết định của hội đồng đánh giá MBB. Bạn có trách nhiệm gửi bằng chứng đầy đủ và khách quan để hỗ trợ cho quá trình xác minh được nhanh chóng.
Bằng chứng bổ sung có thể là:
- Bằng chứng về việc phát triển và biên soạn các học phần đào tạo Lean Six Sigma liên quan.
- Bằng chứng là giảng viên chính thức đã đào tạo các học phần cho Chương trình Đai Đen, Đai Xanh.
- Bằng chứng về việc giảng dạy / huấn luyện / cố vấn cho Champion, Quản lý/ Điều hành,…
Bước 2: Làm bài kiểm tra kiến thức Lean Six Sigma.
Sau quá trình xác minh từ hội đồng MBB thành công, Trưởng MBB. Phạm Thanh Diệu sẽ gửi danh sách ứng viên đủ điều kiện cho Quản lý Đào tạo và lên lịch cho ứng viên Làm bài kiểm tra kiến thức. Bài kiểm tra kiến thức bao gồm 02 phần:
- Phần thi lý thuyết: Thi trắc nghiệm 100 câu hỏi làm bài 60 phút. (40% điểm)
- Phần Viết và Bài tập Minitab: Làm bài 60 phút. (40% điểm)
- Phần hỏi đáp và phỏng vấn trực tiếp: Mỗi ứng viên sẽ được hỏi trực tiếp từ Trưởng MBB. Phạm Thanh Diệu 15-20 phút/mỗi ứng viên. (20% điểm)
Các ứng viên có Tổng điểm >= 70% điểm là đạt.
Bước 3: Thông báo kết quả
Sau khi hoàn thành các bước trên Hội đồng MBB và Ban Quản lý Đào tạo sẽ thực hiện các thủ tục cần thiết để nhanh chóng thông báo chính thức Danh sách Học viên tham dự Chương trình MBB.
GIỚI THIỆU MASTER BLACK BELT (MBB):
Master Black Belt (MBB) là những Đai đen hoàn hảo, là mức chứng nhận cao nhất trong kỹ thuật quá trình cải tiến Six Sigma. MBB là một trình độ quản lý và điều hành để lãnh đạo chiến lược cải tiến liên tục trong một tổ chức trong khi làm việc chặt chẽ với Lãnh đạo Doanh nghiệp. Kỹ năng lớn nhất của MBB là nhận diện lựa chọn và thực hiện các phương pháp cải tiến phù hợp cho thử thách kinh doanh của tổ chức trong ngắn hạn hoặc dài hạn.
Vì vậy MBB là những người chịu trách nhiệm cố vấn và huấn luyện cho Đai đen, Đai xanh, Đai vàng và cả Champion Quản lý/ Điều hành trong các dự án Six Sigma. Họ tư vấn các ý tưởng cho các đăng cấp Đai khác trong tổ chức, bao gồm cả tiến trình thực hiện dự án PDCA, DMAIC và DMADV về các vấn đề trong sản xuất và cả vấn đề kinh doanh quan trọng và đầy thách thức. Họ là những chuyên gia được công nhận trong các tổ chức để giải quyết các vấn đề phức tạp.
MBB được chứng nhận là những chuyên gia đã được chứng minh trong toàn bộ phạm vi của công cụ Six Sigma và các Phương pháp. Họ có bí quyết và kỹ năng để cải tiến đột phá chất lượng và giải quyết các vấn đề trong hầu hết các quá trình phức tạp. Họ thường tham gia vào các dự án Six Sigma có giá trị ước tính ít nhất là hàng triệu USD và họ có thể thực hiện tới 2-4 dự án như vậy trong một năm.
MBB được chứng nhận là những người dày dạn kinh nghiệm, có thể giải quyết các thách thức phức tạp về sản xuất/ kinh doanh cả trong dịch vụ và liên chức năng rộng lớn đòi hỏi kỹ năng thu thập và phân tích dữ liệu chuyên sâu. Họ tìm hiểu, thử nghiệm và tài trợ cho các công cụ, phương pháp và chiến lược Six Sigma thành công mới, đồng thời họ khám phá ra các cơ hội tiềm năng cho các Dự án Six Sigma mới.
Hơn nữa, MBB được chứng nhận xây dựng chương trình đào tạo và trao đổi kiến thức Six Sigma, và họ chịu trách nhiệm thực hiện thành công và kịp thời các hoạt động đào tạo trong các tổ chức. Họ làm việc rất chặt chẽ với các Champion Quản lý và Điều hành và các MBB khác.
NỘI DUNG KHÓA HỌC LÝ THUYẾT 14 NGÀY
NỘI DUNG | Thời gian |
PART I: ENTERPRISE-WIDE PLANNING AND DEPLOYMENT | Ngày 1 |
Chapter 1: Strategic Plan Deployment | |
– Traditional Strategic Planning Approach | |
– SWOT | |
– PEST | |
– Balanced Scorecard | |
– KPIs & OKRs | |
– Hoshin Kanri | |
Chapter 2: Strategic Plan Alignment | Ngày 2 |
– Strategic Deployment Goals | |
– Project Alignment with Strategic Plans | |
– Project Alignment with Business Objectives | |
Chapter 3: Deployment of Six Sigma Systems | |
– Governance | |
– Assessment | |
– Resource Planning | |
– Resource Development | |
– Execution | |
– Measure and Improve the System | |
Chapter 4: Six Sigma Methodologies | Ngay 3 |
– DMAIC | |
– Lean | |
– DFSS | Ngày 4 |
– Business Systems and Process Management | |
Chapter 5: Opportunities for Improvement | Ngày 5 |
– Project Identification | |
– Project Qualification | |
– Stakeholder Engagement | |
– Intervention Techniques | |
– Creativity and Innovation Tools | |
Chapter 6: Risk Analysis of Projects and the Pipeline | |
– Risk Management | |
– Pipeline Creation | |
– Pipeline Management | |
Chapter 7: Organizational Design | |
– Systems Thinking | |
– Organizational Maturity and Culture | |
– Organizational Cultural Change Techniques | |
Chapter 8: Organizational Commitment | |
– Techniques to Gain Commitment | |
– Necessary Organizational Structure for Deployment | |
– Communications with Management | |
– Change Management | |
Chapter 9: Organizational Finance and Business Performance Metrics | Ngày 6 |
– Financial Measures | |
– Business Performance Measures | |
– Project Cash Flow | |
– Cost Control & Management | |
PART II. CROSS-FUNCTIONAL COMPETENCIES | Ngày 7 |
Chapter 10: Data Gathering | |
– Voice of the Process | |
– Voice of the Customer | |
Chapter 11: Internal Organizational Challenges | |
– Organizational Dynamics | |
– Intervention Styles | |
– Interdepartmental Conflicts | |
Chapter 12: Executive and Team Leadership Roles | |
– Executive Leadership Roles | |
– Leadership for Deployment | |
– Part III. Project Management | |
Chapter 13: Project Execution | |
– Cross-Functional Project Assessment | |
– Executive and Mid-Level Management Engagement | |
– Project Prioritization | |
Chapter 14: Project Oversight and Management | Ngày 8 |
– Project Management Principles | |
– Measurement | |
– Monitoring | |
– Project Status Communication | |
– Supply/Demand Management | |
– Corrective Action | |
Chapter 15: Project Management Infrastructure | |
– Governance Methods and Tools | |
– Performance Measurement | |
Chapter 16: Project Financial Tools | |
– Budgets and Forecasts | |
– Costing Concepts | |
PART IV. TRAINING DESIGN AND DELIVERY | Ngày 9 |
Chapter 17: Training Needs Analysis | |
– Human Resource Strategic Plan | |
– The Importance of a Training Needs Analysis | |
– Defining the Extent and Nature of the Job | |
– Purposes of and Types of Training | |
– Tools and Techniques for Conducting a Training Needs Analysis | |
Chapter 18: Training Plans | |
– Aligning Training to Strategy | |
– The Importance of Training and Education | |
– The Importance of Training Plans | |
– Training Plans Are Not a Panacea | |
– Components of an Effective Training Plan | |
– Applying the Training Plan | |
– Multidisciplinary Training | |
Chapter 19: Training Materials and Curriculum Development | |
– Adult Learning Theory | |
– Integration | |
– Training Delivery | |
Chapter 20: Training Effectiveness Evaluation | |
– Terminology | |
– Validation and Evaluation Models | |
– Mager’s Learning Objective Principle | |
– Tips for Developing Measures | |
– Measurement Issues | |
– Data Collection Methods | |
– Isolating the Effects of Training | |
PART V: MENTORING RESPONSIBILITIES | Ngày 10 |
Chapter 21: Mentoring Champions, Change Agents, and Executives | |
– Project Reviews | |
– Project Sizing | |
– Communications | |
– Feedback | |
Chapter 22: Mentoring Black Belts and Green Belts | |
– Individuals | |
– Technical Reviews | |
– Team Facilitation and Meeting Management | |
Chapter 23: Mentoring Non-belt Employees | |
PART VI. ADVANCED MEASUREMENT METHODS AND TOOLS | Ngày 11 |
Chapter 24: Measurement Systems Analysis (MSA) | |
– Propagation of Errors | |
– Attribute (Discrete) Measurement Systems | |
– Variables (Continuous) Measurement Systems | |
– Process Capability for Nonnormal Data | |
Chapter 25: Measuring and Modeling Relationships Between Variables | Ngày 12 |
– Autocorrelation and Forecasting | |
– Multiple Regression Analysis | |
– Logistic Regression Analysis | |
– Model Fitting for Nonlinear Parameters | |
– General Linear Models (GLM) | |
– Components of Variation | |
– Simulation | |
– Linear Programming | |
– Reliability Modeling | |
– Qualitative Analysis | |
Chapter 26: Design of Experiments (DOE) | Ngày 13 |
– Factor Analysis | |
– Complex Blocking Structure | |
– Other DOE Approaches | |
Chapter 27: Automated Process Control (APC) and Statistical Process | Ngày 14 |
– Control (SPC) | |
– Terminology | |
– Advantages of Automated Process Control | |
– Control Systems |
THỜI GIAN HỌC:
14 ngày lý thuyết tại lớp (8:30 – 11:30; 13:30 – 16:30): Lịch học có thể bố trí học như “HỌC VIỆN LÃNH ĐẠO TẬP ĐOÀN AAA KẾ HOẠCH HUẤN LUYỆN & HƯỚNG DẪN CẢI TIẾN 2023” đính kèm.
GIỚI THIỆU CHUYÊN GIA CHÍNH:
MBB. PHẠM THANH DIỆU
CHỦ TỊCH – GIÁM ĐỐC CiCC, CHUYÊN GIA CICC
Kinh nghiệm 5S Kaizen, TQM, Lean TPM, Six Sigma, Balanced Scorecard, Quản lý Thiết kế & Phát triển Triển khai Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp ERP.
Nơi ở hiện tại: Phú Mỹ Hưng, Q7, HCM
Di động : 0988000364
Email : dieu.pham@cicc.com.vn
Luôn nổ lực để nâng cao năng lực bản thân và sử dụng mọi khả năng để tiên phong giúp đối tác của mình tiếp cận nhanh với cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư 4.0 với sự bùng nổ của Dữ liệu lớn Big Data. Chia sẻ các kiến thức đã được kiểm chứng với niềm đam mê theo đuổi các công cụ và phương pháp cải tiến tiên tiến, dựa trên nền tảng kinh nghiệm từ các tập đoàn đa quốc gia, nền tảng kiến thức dựa trên thực hành thực tế.
Theo đuổi nghề nghiệp quản trị và định hướng chiến lược theo Balanced Scorecard, chịu trách nhiệm thiết kế phát triển và triển khai các chương trình cải tiến tiên tiến theo Lean Six Sigma, Lean TPM, Lean TQM, Lean Supply Chain… Song song đó là tích hợp hệ thống và số hóa toàn diện bằng các nền tảng công nghệ thông tin và tự động hóa mới nhất nhằm giúp cho quá trình quản trị và điều hành Linh hoạt – Hiệu quả – Bền vững và Tự động hóa.
Luôn cam kết đồng hành dài hạn cùng nhau cải tiến hiệu năng và sự phù hợp với yêu cầu của các chuẩn mực, nâng cao hiệu quả và hiệu lực toàn hệ thống trong quá trình tích hợp mọi nguồn lực nội bộ nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược về phát triển bền vững tiến tới chuẩn mực “DOANH NGHIỆP TOÀN CẦU 4.0”.
Tóm lược
Sáng lập Công ty CP Tư vấn Cải tiến Liên tục www.cicc.com.vn (CiCC: Continuous Improvement Consulting Company) chuyên về đào tạo và tư vấn các hệ thống cải tiến tiên tiến như Lean, Six Sigma, TPM, TQM, BSC và Thiết kế phát triển phần mềm quản trị doanh nghiệp tích hợp. Phát triển thành công ERP cho ngành May, ERP cho ngành Dệt- Nhuộm, ERP cho ngành Cơ khí Chính xác, Phần mềm quản lý bảo trì bằng máy tính CMMS, Hệ thống VFSC-Vietnam Food Safety Chain… các phần mềm tích hợp do CiCC thiết kế và phát triển hoàn toàn dựa trên logic của các phương pháp quản trị tiên tiến Lean, Six Sigma, TPM, BSC…
Có các kiến thức về Tài chính – Tiền tệ và Chứng khoán trong quá trình làm Giám độc dự án Công ty CP Chứng Khoán VNDIRECT, phụ trách phát triển các dự án công nghệ thông tin và quản lý nhân sự.
Quản lý dự án thiết kế, phát triển & triển khai phần mềm tích hợp “Chuỗi An Toàn Thực Phẩm Việt Nam (VFSC: Vietnam Food Safety Chain)” chủ đầu tư VinaCert. Kiêm giám đốc Chiến lược Công ty CP Giám định và Chứng nhận VinaCert.
Đồng sáng lập Câu Lạc Bộ Lean6sigma Network Vietnam (www.lean6sigma.vn), là nơi giao lưu học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm về áp dụng và triển khai các phương pháp, công cụ cải tiến tiên tiến như Lean, Six Sigma, BSC, SCM, TPM, TQM… vào doanh nghiệp Việt Nam tạo động lực cho phong trào năng suất & chất lượng Quốc gia.
Với gần 20 năm kinh nghiệm làm việc toàn thời gian về cải tiến liên tục Lean, Six Sigma, TPM, BSC, SCM… tại các tập đoàn hàng đầu thế giới như: Black Belt Six Sigma toàn thời gian cho các chương trình cải tiến tại Samsung Electronic Vietnam; Chuyên viên Đảm bảo Chất lượng (QA) và Phát triển chuỗi cung ứng (SCM) mảng nhãn hàng thương hiệu riêng của Metro Cash & Carry Vietnam; Trưởng phòng Cải tiến Liên tục & Master Black Belt tại tập đoàn Johnson Controls Vietnam. Và có hơn 4 năm làm việc tại các tổ hàng đầu trong nước như: Trưởng phòng cải tiến liên tục Tập đoàn FPT; Trương phòng tư vấn Cải tiến thuộc Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (Quatest3).