LỄ KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH SIX SIGMA – BLACK BELT LEVEL TẠI LG ELECTRONICS
Quy Trình Tuyển Lựa Ứng Viên Chương Trình Six Sigma – Black Belt Level
Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao nhất cho chương trình Six Sigma – Black Belt Level, quá trình tuyển lựa ứng viên đã được thực hiện một cách nghiêm ngặt và kỹ lưỡng dưới sự giám sát của hội đồng chứng nhận bao gồm:
Các Master Black Belt (MBB) giàu kinh nghiệm thuộc tập đoàn LG.
Giám đốc Nhân sự (HR) của LG Electronics (LGE).
Các Champion, những người chịu trách nhiệm bảo trợ dự án.
Giám đốc Tài chính (CFO) của LGE, đảm bảo đánh giá giá trị tài chính mà các dự án Black Belt mang lại.
Sau khi hội đồng sàng lọc và lựa chọn các ứng viên tiềm năng, danh sách sẽ được chuyển tới chuyên gia phụ trách đào tạo, MBB. Phạm Thanh Diệu, thuộc CiCC– đối tác tư vấn cải tiến lâu năm và tin cậy của tập đoàn LG Việt Nam. Ông Diệu sẽ tiến hành bài kiểm tra đầu vào để đánh giá năng lực và kiến thức nền tảng của các ứng viên.
Chỉ những cá nhân đạt yêu cầu qua vòng kiểm tra đầu vào mới được đưa vào danh sách chính thức, sau đó trình lên Ban Lãnh Đạo, cụ thể là Tổng Giám đốc LGE, để phê duyệt cuối cùng. Quy trình này nhằm đảm bảo rằng tất cả các ứng viên được chọn đều đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn và kỳ vọng cao nhất của chương trình, cũng như của tập đoàn LG.
LỄ KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH SIX SIGMA – BLACK BELT LEVEL TẠI LG ELECTRONICS
Ngày 11/11/2024, chương trình Six Sigma – Black Belt Level chính thức được khởi động tại LG Electronics Việt Nam với sự tham dự của hơn 20 ứng viên Pre-Black Belt đã trải qua quá trình tuyển chọn gắt gao. Đây là những cá nhân ưu tú, được hội đồng đánh giá lựa chọn trên cơ sở năng lực và cam kết thực hiện cải tiến xuất sắc.
Tại buổi lễ, hơn 15 dự án khả thi đã được đăng ký và phê duyệt, bao gồm các loại hình dự án như:
IDOV (Innovate, Design, Optimize, Verify): Đáp ứng các yêu cầu đổi mới và phát triển sản phẩm/dịch vụ. Ví dụ như:
Phương pháp
Dự án
Mục tiêu chính
IDOV
1. Reduce Supplier Defect Rate to 10ppm Within 6 Months
Thiết kế và tối ưu hệ thống kiểm soát nhà cung cấp để đạt chất lượng đầu vào ổn định.
2. MB BR223 Glass Step Between Glass and Housing
Phát triển quy trình mới để giảm lỗi liên quan đến lắp ráp kính và housing.
3. MB E2H White Uniformity Improvement
Thiết kế cải tiến để đảm bảo độ đồng đều màu trắng trên sản phẩm.
DMADV (Define, Measure, Analyze, Design, Verify): Hướng đến việc phát triển quy trình mới. Ví dụ như:
DMADV
1. Improve IVI Products Dimension Capability
Xây dựng sản phẩm mới với khả năng kiểm soát thông số kích thước tốt hơn.
2. Reduce 4G/5G Station Defect Rates by Eliminating the FCT Calibration Issue (BMW Model)
Phát triển quy trình mới để loại bỏ các vấn đề hiệu chuẩn trạm FCT trong sản xuất 4G/5G.
3. VW AR HUD Bracket L Hold Out of Spec
Tạo ra giải pháp mới để đảm bảo bracket đạt thông số yêu cầu trong quá trình sản xuất.
DMAIC (Define, Measure, Analyze, Improve, Control): Nhằm cải tiến và kiểm soát các quy trình hiện tại. Ví dụ như:
DMAIC
1. Reduce Gap Between Door and Cap Decor Majesty Model
Giảm khoảng cách không đồng đều giữa cửa và phần trang trí, cải thiện chất lượng lắp ráp.
Phân tích và cải thiện quy trình lắp vòng bi để đạt thông số kỹ thuật.
3. Giảm lỗi kích thước bracket sản phẩm Renault A-IVI2
Phân tích nguyên nhân và cải tiến quy trình gia công để giảm tỷ lệ lỗi từ 90ppm xuống 15ppm.
Chương trình lần này không chỉ tập trung vào việc phát triển năng lực của các ứng viên mà còn hướng đến việc triển khai các giải pháp cải tiến, tạo giá trị lớn cho doanh nghiệp. Đây là bước khởi đầu quan trọng để LG Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trong việc cải tiến và tối ưu hóa chất lượng sản phẩm, quy trình và dịch vụ.
Niềm tự hào của CiCC và chuyên gia MBB Phạm Thanh Diệu
CiCC, với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực Lean Six Sigma và cải tiến chất lượng, cùng chuyên gia MBB Phạm Thanh Diệu – người đã có hơn 20 năm dẫn dắt các dự án Black Belt, Green Belt và Yellow Belt – luôn được các doanh nghiệp lớn như LG Electronics Việt Nam đặt niềm tin và giao phó trọng trách trong các chương trình cải tiến mang tính chiến lược.
Là đối tác tin cậy của LG Việt Nam, CiCC và ông Diệu đã không ngừng mang lại những giá trị vượt trội thông qua việc hỗ trợ triển khai các dự án cải tiến chất lượng, tối ưu hóa quy trình và nâng cao năng lực nhân sự. Đặc biệt, đối với chương trình Black Belt lần này, ông Diệu tiếp tục được LG Việt Nam tin tưởng đảm nhiệm vai trò chuyên gia hướng dẫn và giám sát toàn bộ quá trình đào tạo và thực hiện dự án.
Với hơn 15 dự án khả thi được đăng ký, thuộc các lĩnh vực DMAIC, DMADV, và IDOV, chương trình Black Belt đợt này không chỉ nhấn mạnh vào việc phát triển các giải pháp cải tiến đột phá mà còn là cơ hội để ông Diệu tiếp tục khẳng định vai trò người dẫn dắt trong hành trình chuyển đổi số và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đây chính là minh chứng rõ nét cho sự cam kết của CiCC trong việc mang lại giá trị bền vững cho đối tác, đồng thời khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực cải tiến chất lượng hàng đầu tại Việt Nam.