Mục tiêu của TPM Total Productive Maintenance là: Tối đa hóa sự sẵn sàng của thiết bị/ chuyền/ nhà máy / công ty / tổng công ty, sử dụng thiết bị đạt hiệu suất và hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất.
- TOTAL = Tất cả nhân viên vận hành và nhân viên bảo trì làm việc cùng nhau
- PRODUCTIVE = Sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ tốt, đáp ứng được và vượt cả sự mong đợi của khách hàng
- MAINTENANCE = Duy trì thiết bị và nhà máy luôn tốt hoặc tốt hơn tình trạng ban đầu trong trong mọi tình huống
Hiểu suất toàn phần (OEE) là một chỉ số chính để đo lường năng suất của thiết bị sản xuất. Kết hợp với các nguyên nhân của sự mất mát, OEE là chỉ số toàn cầu được sử dụng để cải thiện năng suất của các nhà máy sản xuất. Quản lý OEE với tất cả các khía cạnh liên quan: Từ việc thu thập và phân tích dữ liệu, sử dụng các phương pháp Công nghiệp 4.0 – bao gồm trí tuệ nhân tạo, tổ chức quá trình cải tiến, xử lý con người trong quá trình thay đổi đến đánh giá tài chính của việc tối ưu hóa, tất cả các chủ đề được thảo luận chi tiết.
TPM bao gồm nhiều bước, từ đánh giá trạng thái hiện tại của hệ thống máy móc, đặt ra các mục tiêu, thiết lập các kế hoạch bảo trì, đào tạo nhân viên và giám sát quá trình triển khai.
Giai đoạn chuẩn bị triển khai TPM rất quan trọng để đặt nền tảng cho quá trình triển khai TPM thành công. Trong giai đoạn này, công ty cần phải thực hiện các bước sau:
ví dụ như:
- Tổng quan về TPM: Công ty cần có một sự hiểu biết tổng quan về TPM để định hướng cho quá trình triển khai. TPM bao gồm 5 cột chính cần triển khai trước: AM (Autonomous Maintenance), PM (Planned Maintenance), FI (Focused Improvement), QM (Quality Maintenance), và HS&E (Health, Safety and Environment). Công ty cần phải hiểu rõ từng cột này để có thể lên kế hoạch triển khai hiệu quả.
- Qui trình thực hiện TPM: Công ty cần xác định qui trình thực hiện TPM để đảm bảo việc triển khai được thực hiện đúng qui trình và giúp cho việc giám sát và đánh giá được hiệu quả của TPM.
- Các bước thực hiện TPM: Công ty cần phải tìm hiểu và hiểu rõ các bước thực hiện TPM để có thể triển khai một cách chính xác. Các bước này bao gồm: Khảo sát và đánh giá trạng thái hiện tại, đặt ra mục tiêu cho TPM, lập kế hoạch triển khai TPM, đào tạo nhân viên và giám sát quá trình triển khai.
- Lập bảng hoạt động trụ cột bảo trì tự quản AM: Bảng hoạt động AM là công cụ để phân công trách nhiệm cho nhân viên về việc tự bảo trì và kiểm soát chất lượng của các thiết bị trên dây chuyền sản xuất. Công ty cần phải lập bảng hoạt động AM để đưa ra trách nhiệm cụ thể cho nhân viên và giúp họ hiểu rõ nhiệm vụ của mình.
- Lập bảng hoạt động trụ cột bảo trì có kế hoạch PM: Bảng hoạt động PM là công cụ để định kỳ bảo trì cho các thiết bị trên dây chuyền sản xuất. Công ty cần lập bảng hoạt động PM để đưa ra lịch trình bảo trì định kỳ cho từng thiết bị, giúp cho việc bảo trì được thực hiện đúng thời gian và đúng phương pháp.
- Lập bảng hoạt động FI: Bảng hoạt động FI là công cụ để giải quyết các vấn đề gây mất thời gian hoặc gây ra lỗi sản phẩm trên dây chuyền sản xuất. Công ty cần lập bảng hoạt động FI để giúp cho nhân viên tìm ra nguyên nhân của vấn đề và đưa ra các giải pháp khắc phục.
- Chọn dây chuyền mẫu: Trong giai đoạn chuẩn bị triển khai TPM, công ty cần lựa chọn một dây chuyền mẫu để triển khai TPM. Việc lựa chọn dây chuyền mẫu sẽ giúp cho công ty có thể thực hiện thử nghiệm và kiểm tra hiệu quả của TPM trước khi triển khai trên toàn bộ dây chuyền sản xuất.
- Thành lập nhóm TPM cho dây chuyền mẫu: Công ty cần thành lập một nhóm TPM cho dây chuyền mẫu để chịu trách nhiệm triển khai TPM và đánh giá hiệu quả của TPM trên dây chuyền mẫu.
- Khảo sát, thu thập thông tin ban đầu về dây chuyền mẫu: Công ty cần thực hiện khảo sát và thu thập thông tin ban đầu về dây chuyền mẫu để đánh giá trạng thái hiện tại của dây chuyền và đặt ra các mục tiêu cho TPM.
- Lập kế hoạch tổng thể cho hoạt động TPM của dây chuyền mẫu: Công ty cần lập kế hoạch tổng thể cho hoạt động TPM của dây chuyền mẫu để đảm bảo việc triển khai TPM được thực hiện theo đúng kế hoạch và đạt được các mục tiêu đề ra.
- Lập kế hoạch tổng thể cho từng cột AM, PM, FI, QM, HS&E: Công ty cần lập kế hoạch tổng thể cho từng cột AM, PM, FI, QM, HS&E để đảm bảo việc triển khai TPM được thực hiện đúng cách và đạt được các mục tiêu
- 5S 6S : Hoạt động 5S là nền tảng của TPM, khởi đầu cho việc phát hiện các vấn đề để tiến hành các hoạt động cải tiến trong TPM;
- Autonomus Maintenance (Jishu Hozen): Bảo trì tự quản, muc đích công nhân vận hành máy biết sửa chữa, bảo trì máy và nhận diện các hư hỏng ở một mức độ nhất định. Công việc này giúp công nhân vận hành biết về kết cấu và chức năng của máy, hiểu về quan hệ giữa máy móc và chất lượng, quen với việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định từ đó phát hiện và chẩn đoán chính xác mọi bất thường của máy cũng như cách khắc phục nhanh chóng và phù hợp;
- Planned Maitenance: Bảo trì có kế hoạch, nhằm thực hiện phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” để tránh dừng máy, tránh các lỗi lặp lại, tăng tuổi thọ máy, giảm thời gian sửa chữa và chi phí cho công tác bảo trì. Đồng thời có kế hoạch sử dụng thích hợp cho những máy móc thiết bị mới ngay từ khi bắt đầu đưa vào hoạt động;
- Kobetsu Kaizen (Focus Improvement): Cải tiến có trọng điểm, thực tế tại mỗi tổ chức luôn phát sinh những vấn đề, như: chất lượng, chi phí, năng suất, an toàn lao động … tuỳ theo từng thời điểm, ý nghĩa và mức độ cần thiết của sự việc trong thời điểm đó, người ta sẽ chọn lựa đưa ra vấn đề và thành lập một nhóm hay một số nhóm để tập trung cải tiến các vấn đề đó. Bên cạnh đó vẫn khuyến khích những sáng kiến cải tiến nhỏ của từng cá nhân hoặc từng bộ phận trong tổ chức. Tất cả hoạt động trên đều nằm trong chiến lược phát triển của tổ chức: cải tiến liên tục nhưng ở đây muốn nhấn mạnh một điều nếu tập trung tất cả nguồn lực vào một, hay một số mục tiêu lựa chọn trước thì dễ dẫn đến thành công mà không lãng phí thời gian, công sức;
- Quality Maintenance (Hinshisu Hozen): Bảo trì chất lượng, nhằm xây dựng, duy trì và quản lý một hệ thống quản lý chất lượng tốt, kiểm soát chất lượng từ khâu đầu tiên đến khâu phân phối và hậu mãi, có hệ thống khắc phục và phòng ngừa. Đồng thời phân tích quá trình sản xuất để tìm ra các điểm dễ xảy ra lỗi và tiến hành khắc phục thích hợp;
- Training: Đào tạo, nếu không có quá trình đào tạo thích hợp và chuẩn hóa, TPM và hệ thống bảo trì nói chung, sẽ không thành hiện thực. Việc đào tạo phải đảm bảo chất lượng, hiệu quả;
- Sefety, Health and Environment (SHE): An toàn, sức khỏe và môi trường, hướng tới không có tai nạn lao động, không có bệnh nghề nghiệp, không tác động xấu đến môi trường. Đặc biệt nhấn mạnh đến an toàn, sức khỏe và môi trường làm việc của công nhân vận hành thiết bị.
- Office TPM: hoạt động TPM các phòng ban gián tiếp hỗ trợ cho bộ phận sản xuất … nhiệm vụ của họ là thu thập, xử lý, cung cấp thông tin, phục vụ các nhu cầu khác của sản xuất;
Kế hoạch tổng thể triển khai các trụ cột TPM