Đào tạo trong Ngành Công nghiệp (TWI) là một phương pháp đào tạo và huấn luyện độc đáo đã được phát triển trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới II bởi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Mục tiêu chính của TWI là nâng cao kỹ năng và năng suất của lực lượng lao động bằng cách cung cấp cho giám sát viên, nhà lãnh đạo nhóm và công nhân các công cụ cơ bản để đạt được hiệu quả tối đa trong công việc hàng ngày.

TWI bao gồm bốn mô-đun chính:

  1. Job Instruction (JI): Mô-đun này tập trung vào việc đào tạo công nhân thực hiện nhiệm vụ công việc một cách hiệu quả và chính xác. JI giúp chia nhỏ công việc thành các bước nhỏ, đào tạo từng bước một và cung cấp phản hồi liên tục để đảm bảo hiểu rõ và thực hành chính xác.
  2. Job Methods (JM): Mô-đun này tập trung vào cải thiện quy trình công việc. JM khuyến khích nhân viên tham gia trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề liên quan đến lãng phí và không hiệu quả trong quy trình làm việc.
  3. Job Relations (JR): JR tập trung vào xây dựng môi trường làm việc tích cực và hợp tác. Nó giúp giám sát viên và nhà lãnh đạo nhóm cải thiện mối quan hệ với nhân viên, giải quyết xung đột và tạo động viên trong nhóm làm việc.
  4. Job Safety (JS): Mô-đun này nhấn mạnh tầm quan trọng của an toàn tại nơi làm việc. JS giúp nhận biết và ngăn chặn nguy hiểm, đồng thời tạo môi trường làm việc an toàn và đảm bảo tư duy an toàn của tất cả nhân viên.

TWI không chỉ là một phương pháp đào tạo, mà còn là một triết lý quản lý. Nó thúc đẩy sự hợp tác, tăng cường quan hệ giữa giám sát viên và nhân viên, giúp tạo ra quy trình công việc hiệu quả và tạo một môi trường làm việc an toàn. Các nguyên tắc và phương pháp của TWI cũng phù hợp với các nguyên tắc Lean và cải tiến liên tục, khiến nó vẫn rất cần thiết và có giá trị trong việc nâng cao hiệu suất và quản lý trong mọi lĩnh vực công việc.

Có rất nhiều đối sánh về năng suất lao động giữa Việt Nam và các nước, có rất nhiều câu hỏi đặt ra là tại sao cùng một dây chuyền sản xuất, giá nguyên liệu tương đương và chi phí nhân công rẻ hơn, nhưng lại cho ra giá thành sản phẩm cao. Tại sao lại có chuyện nghịch lý như thế? Vậy đâu là nguyên nhân?

Nghĩa là, câu trả lời nằm ở khả năng quản trị sản xuất / quản trị nhà máy của các Công ty.

https://cicc.com.vn/danh-muc-san-pham/khoa-hoc-twi/

Thách thức trong cạnh tranh toàn cầu mở rộng và khốc liệt hơn. Điều đáng nói trước hết ở đây là các đối thủ cạnh tranh nhiều hơn, thế lực cạnh tranh toàn cầu mạnh hơn, công cụ cạnh tranh và thủ đoạn cạnh tranh đa dạng, phức tạp hơn.

Thách thức về thị trường gay gắt hơn. Do mức sản xuất tăng nhanh nên CUNG vượt xa nhiều lần so với CẦU. Vì vậy, những đòi hỏi của thị trường nhất là ở các nước phát triển, ngày càng chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn. Đòi hỏi trước hết là chất lượng sản phẩm. Nhưng ngày nay chất lượng là chưa đủ. Cùng với chất lượng tốt, khách hàng còn đòi hỏi sản phẩm phải đạt chi phí thấp, giá cả hợp lý, dịch vụ hoàn hảo, thời hạn giao hàng phải chính xác, kênh phân phối phải tịên lợi…

Thách thức về công nghệ trong việc nghiên cứu, phát minh và ứng dụng trên toàn cầu. Trong cơn lốc của cách mạng công nghệ 4.0 (đặc biệt là CNTT), các doanh nghiệp sẽ phải nỗ lực cao để giành giật sự vượt trội và độc quyền công nghệ hiện đại. Các doanh nghiệp phải tìm ra được bước đi đột phá hữu hiệu nhằm đẩy lùi nguy cơ tụt hậu về công nghệ.

Ngày nay, cho dù là một nhà máy khổng lồ hay một cơ sở sản xuất nhỏ, vấn đề quản trị sản xuất đã được nâng lên thành một “HỆ THỐNG”, gọi là “Hệ thống quản lý sản xuất tinh gọn” (LEAN). Chính hệ thống Lean này sẽ giúp cho ban lãnh đạo tiết kiệm được bao nhiêu năm mày mò học hỏi, với biết bao cạy cục thử sai trong việc quản lý toàn bộ mọi hoạt động của nhà máy. Thêm nữa, Lean không chỉ giúp BLĐ quản lý nhà máy một cách nhẹ nhàng hơn, mà còn giúp cho doanh nghiệp tiết giảm được nhiều chi phí lãng phí và bất hợp lý trong tất cả các khâu “TỪ KHI KHÁCH HÀNG ĐẶT HÀNG CHO ĐẾN KHI KHÁCH HÀNG NHẬN ĐƯỢC HÀNG VÀ CHÚNG TA THU ĐƯỢC TIỀN” nhằm đạt được năng suất sản xuất tối ưu và giá thành sản phẩm luôn ở mức thấp nhất có thể.

Xin phép được trích dẫn lời của Charles Darwin và Taichi Ohno như sau:

  • “Không phải loài khỏe nhất hay thông minh nhất sẽ tồn tại mà là loại thích nghi để tồn tại/ It is not the strongest nor the most intelligent of the species that survives, but the one that is most adaptable to change” – Charles Darwin
  • “Tất cả chúng ta đang tìm kiếm lộ trình từ thời điểm khách hàng đặt hàng cho tới khi chúng ta lấy được tiền. Và chúng ta đang giảm lộ trình bằng cách xóa những lãng phí không tạo ra giá trị/ All we are doing is looking at the time line from the moment the customer gives us an order to the point when we collect the cash. And we are reducing that time line by removing the non-value-added wastes.” – Taichi Ohno,1988

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN CẢI TIẾN LIÊN TỤC- CiCC (www.cicc.com.vn)

  • Địa chỉ: Lầu 6, Master Building, số 41-43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
  • Các chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm về thiết kế, phát triển – triển khai, thực thi và vận hành các hệ thống cải tiến Lean, Six Sigma, TPM, TQM, BSC, SCM…
  • Mảng thiết kế, phát triển và triển khai phần mềm tích hợp theo ERP gọi là CiCC-LeanERP system được thiết kế tối ưu cho các doanh nghiệp theo từng ngành nghề và nhận được sự tin dùng trong dài hạn

Dịch vụ Đào tạo Tư vấn và Huấn luyện của CiCC dựa trên nền tảng kinh nghiệm từ các tập đoàn đa quốc gia, nền tảng kiến thức dựa trên thực hành thực tế, với các chuyên gia giàu kinh nghiệm đã từng làm việc tại các tập đoạn toàn cầu. Các chuyên gia của chúng tôi hầu hết đều có kinh nghiệm hướng dẫn, huấn luyện và đào tạo bao gồm cả vận hành các hệ thống cải tiến như: TPM, Lean Six Sigma, Balanced Scorecard, Supply chain, Software design and development (CiCC – Lean ERP system).

Chúng tôi kết hợp được giữa Tư vấn Quản trị và định hướng chiến lược theo Balanced Scorecard vừa là đơn vị hỗ trợ, tư vấn thiết kế phát triển và triển khai các chương trình cải tiến tiên tiến theo Lean Six Sigma, Lean TPM, Lean TQM, Lean Supply Chain… Song song đó chúng tôi giúp khách hàng của mình tích hợp hệ thống và số hóa toàn diện bằng CiCC – Lean ERP System do chúng tôi cùng thiết kế phát triển và triển khai giúp quá trình quản trị và điều hành Linh hoạt – Hiệu quả – Bền vững và Tự động hóa.

CiCC cam kết đồng hành dài hạn với khách hàng cùng nhau cải tiến hiệu năng và sự phù hợp với yêu cầu của các chuẩn mực. Chúng tôi đã và đang hỗ trợ hàng trăm khách hàng là các tổ chức/ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả và hiệu lực trong quá trình tích hợp mọi nguồn lực nội bộ và thực hành cải tiến hiệu năng nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược về phát triển bền vững tiến tới chuẩn mực “DOANH NGHIỆP TOÀN CẦU 4.0”.

Đó cũng là những lý do mà chúng ta đã và đang tiếp tục nỗ lực triển khai các chương trình cải tiến tiên tiến như Lean TPM và ERP. Với mong muốn đồng hành cùng khách hàng của mình xây dựng môi trường sản xuất kinh doanh với văn hóa cải tiến đẳng cấp vượt trội, hội đủ các điều kiện để “KHÁCH HÀNG – VƯƠN TẦM THẾ GIỚI” tiến tới “Nhà sản xuất đạt đẳng cấp thế giới – World Class Manufacturing”.

Email: dieu.pham@cicc.com.vn | info@cicc.com.vn ; Web: www.cicc.com.vn  | www.lean.vn |  www.leansigmavn.com

https://cicc.com.vn/khoa-hoc/khoa-hoc-quan-ly-cap-trung/

 HƯỚNG DẪN ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT CHO NHÀ MÁY LEAN VAI TRÒ CỦA  QUẢN LÝ CẤP TRUNG   NHÀ MÁY LEAN

VAI TRÒ

AN TOÀN

CHẤT LƯỢNG

NĂNG SUẤT

CHI PHÍ

PHẢN ỨNG LẠI VỚI NHỮNG BẤT THƯỜNG

LIÊN TỤC CẢI TIẾN

QUẢN TRỊ VÀ NHÂN SỰ

VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CHUNG

Biên soạnKiểm traBan hành
    MBB. PHẠM THANH DIỆU
Sổ tay Quản lý TWI dành cho Quản lý cấp trung

1.    AN TOÀN

6S = Sàng lọc (S1) – Sắp xếp (S2) – Sạch Sẽ (S3) – Săn Sóc (S4) – Sẵn Sàng (S5) – (Safety: S6 = An Toàn)

  1. Thực hiện 6S trong chuyền và huấn luyện, đào tạo công nhân mới.
  2. Đánh giá tình trạng 6S hàng ngày qua việc quan sát khu vực mình phụ trách.
  3. Hoàn tất những biểu mẫu về 6S được yêu cầu.

Khoa Học Sức Khỏe Lao Động

  1. Quan sát kỹ thuật của công nhân khi họ đang thực hiện công việc.
  2. Cải tiến những kỹ thuật và phương pháp thao tác nhằm giảm thiểu những thao tác thừa.
  3. Đặt ra lịch xoay vòng công việc trong chuyền để sử dụng tối ưu năng lực bậc thợ của công nhân và giúp công nhân có cơ hội hoàn chỉnh mục tiêu đa kỹ năng của mình.
  4. Đưa ra những phương pháp làm việc cải tiến giúp cho công nhân thoải mái hơn.

2.    CHẤT LƯỢNG

Tiêu Chuẩn Hóa Thao Tác

  1. Quan sát mỗi công nhân xem họ có thực hiện theo bảng Thao Tác Chuẩn hay không. Kiểm tra 1 hoặc 2 công đoạn mỗi ngày nhưng phải bảo đảm là tất cả các công đoạn đều phải được kiểm tra trong tuần.
  2. Yêu cầu Kỹ Thuật Triển khai hướng dẫn công nhân hoàn thiện kỹ năng qua việc khuyến khích họ “liên tục cải tiến”.
  3. Huấn luyện công nhân làm theo Thao Tác Chuẩn và giải quyết những khó khăn gặp phải.
  4. Thực hiện thao tác mẫu cho công nhân, có thể yêu cầu kỹ thuật hỗ trợ.

Bảng Tín Hiệu (Andon)

  1. Theo dõi tín hiệu “Andon” để biết tình hình sản xuất.
  2. Có mặt ngay lập tức khi có tín hiệu để hỗ trợ và hạn chế ngừng chuyền.
  3. Tắt tín hiệu Andon khi đã giải quyết xong vấn đề.

Chất Lượng Sản Phẩm/ Lỗi

  1. Tìm ra những công đoạn làm ra sản phẩm lỗi và thông báo cho những người liên quan.
  2. Làm theo những quy trình đã được đưa ra.
  3. Khi có vấn đề phát sinh, tìm cách giải quyết nhanh vấn đề và phải tìm ra giải pháp để giải quyết tận gốc để vấn đề đó không tái diễn.

Huấn Luyện Tay Nghề Cho Công Nhân

  1. Đề xuất những công đoạn cần đào tạo tay nghề cho công nhân.
  2. Huấn luyện hướng dẫn công nhân làm theo Thao Tác Chuẩn.

3.    NĂNG SUẤT

Thao Tác Chuẩn

Một hệ thống chung (thư viện) được thiết kế và lưu trữ quá trình thao tác tốt nhất (có thể bằng phim/ảnh/báo cáo/ hướng dẫn…) cho mỗi công đoạn. Nó phải linh động, có thể thay đổi và cải tiến cho tốt hơn.

  1. Thực hiện và hướng dẫn hoạt động “liên tục cải tiến” bảng Thao Tác Chuẩn.
  2. Bảo đảm rằng mọi người làm theo hướng dẫn của Thao Tác Chuẩn.
  3. Xác định các loại lãng phí trong quá trình và loại bỏ nó.
  4. Hướng dẫn và phối hợp với các bên liên quan để “liên tục cải tiến”.

4.    CHI PHÍ

Hàng Phế/ Hàng Lỗi Và Lãng Phí

  1. Xác định, loại bỏ lãng phí và giảm phế phẩm/hàng hư/hàng lỗi.
  2. Bảo đảm việc ghi nhận hàng hư/hàng lỗi của chuyền được đầy đủ và chính xác.
  3. Hỗ trợ và tổ chức những nhóm Cải Tiến nhằm ngăn ngừa việc lặp lại những lỗi đã xảy ra.

Vật Dụng Sản Xuất

  1. Kiểm soát việc sử dụng, yêu cầu cấp và nhận các vật dụng cho sản xuất như vật liệu, phụ liệu, kim vv…
  2. Ghi nhận, báo cáo mục đích và số lượng sử dụng.

5.    PHẢN ỨNG LẠI VỚI NHỮNG BẤT THƯỜNG

Triết Lý

  1. Phải nắm bắt được hiện trạng và xác định được nguyên nhân của vấn đề.
  2. Xác định được những điểm gây lỗi bằng việc đi ngược lại dòng chảy sản phẩm để truy tìm nguồn gốc phát sinh ra lỗi đó.
  3. Thực hiện phân tích nguyên nhân và hậu quả để chỉ ra nguyên nhân chính của vấn đề. Giám sát kết quả sau khi cải tiến và chuẩn hóa nhằm tránh lặp lại lỗi.

Những Hoạt Động Tập Trung Về Chất Lượng

  1. Tham gia tích cực vào các hoạt động cải tiến của chuyền.
  2. Nghiên cứu các hoạt động cải tiến cẩn thận để dễ thực hiện trong thực tế.
  3. Đánh giá hiệu quả của các hoạt động cải tiến và yêu cầu cấp quản lý cho phép thực hiện.
  4. Áp dụng các cải tiến và thiết lập các tiêu chuẩn.

6.    LIÊN TỤC CẢI TIẾN

Kiểm soát tình trạng Nhóm/ Tổ để bảo đảm là những phương pháp chuẩn được sử dụng.

  1. PLAN = LẬP KẾ HOẠCH: Xác định cơ hội, phân tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp.
  2. DO = THỰC HIỆN: Phát triển, thông báo và thực hiện kế hoạch để cải tiến hiện trạng.
  3. CHECK = KIỂM TRA: Theo dõi kế hoạch thực hiện và có những thay đổi nếu cần thiết.
  4. ACT= HANH ĐỘNG: Đánh giá lại kết quả, đưa ra tiêu chuẩn hóa những kết quả.

7. QUẢN TRỊ VÀ NHÂN SỰ

Chuyên Cần

  1. Nắm rõ và thực hiện chính sách chuyên cần.
  2. Bảo đảm là các công nhân trong chuyền nắm được các chính sách.
  3. Điểm danh công nhân mỗi ngày và báo cáo cho Phụ Trách Sản Xuất.

Công Việc Giấy Tờ Hàng Ngày

  1. Hoàn tất các công việc giấy tờ như báo cáo sản xuất, chất lượng sản phẩm.

Xây dựng Văn Hóa Làm Việc Nhóm (TeamWork)

  1. Đối xử công bằng, tôn trọng tất cả các thành viên trong chuyền.

8.        VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CHUNG

  1. Chịu trách nhiệm của mọi hoạt động của chuyền mình quản lý.
  2. Đảm bảo An toàn lao động (ATLĐ), An ninh trật tự (ANTT), Vệ sinh công nghiệp (VSCN), Phòng cháy chữa cháy (PCCC), bảo quản máy móc thiết bị/ công cụ / dụng cụ chuyền mình quản lý.
  3. Điều hành phân công, kiểm tra thực hiện năng suất cá nhân tại chuyền mình quản lý theo hệ thống quản lý năng suất và chất lượng của hệ thống LEAN với các tài liệu và biểu mẫu đã ban hành và áp dụng trên chuyền.
  4. Theo dõi Bán thành phầm (BTP) trên chuyền, theo dõi việc đổ BTP theo thứ tự.
  5. Bảng màu: kiểm tra va ghi nhận thông tin để việc sử dụng nguyên phụ liệu theo đúng tiêu chuẩn.
  6. Phân công lao động trên chuyền mình quản lý.
  7. Thiết kế (hoặc phối hợp thiết kế) chuyền: Sắp xếp máy móc thiết bị theo đúng thiết kế.
  8. Theo dõi năng suất công đoạn: Kiểm tra san lương mỗi công đoạn có đúng với tốc độ thiết kế chuyền hay không và có các biện pháp khắc phục/ cải tiến công đoạn đó.
  9. Theo dõi năng suất chuyền: Ghi nhận năng suất theo qui định để cân đối sản xuất tại chuyền cho có hiệu quả cao.
  10. Báo cáo các vấn đề xảy ra vượt khả năng xử lý của mình cho phụ trách sản xuất và nhóm LEAN để nhanh chóng đưa ra giải pháp xử lý kịp thời cho sản xuất.
  11. Ghi (theo dõi) phiếu Kanban đặt hàng.
Contact Me on Zalo